I. Tứ Hóa
Gọi là “tứ hóa”, tức là bốn động thái khí hóa, biến hóa, biến động của tinh diệu, tức là tinh diệu nào đó được thiên can khởi động làm cho tính tình và nghĩa lý của nó biến hóa theo hướng tốt hoặc hướng xấu với bốn loại kết quả khác nhau.
Tứ Hóa cụ thể là: Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa và Hóa Kỵ.
Bảng an sao Tứ Hóa theo hàng Thiên Can
Thiên Can | Hóa Lộc | Hóa Quyền | Hóa Khoa | Hóa Kỵ |
Giáp | Liêm Trinh | Phá Quân | Vũ Khúc | Thái Dương |
Ất | Thiên Cơ | Thiên Lương | Tử Vi | Thái Âm |
Bính | Thiên Đồng | Thiên Cơ | Văn Xương | Liêm Trinh |
Đinh | Thái Âm | Thiên Đồng | Thiên Cơ | Cự Môn |
Mậu | Tham Lang | Thái Âm | Hữu Bật | Thiên Cơ |
Kỷ | Vũ Khúc | Tham Lang | Thiên Lương | Văn Khúc |
Canh | Thái Dương | Vũ Khúc | Thái Âm | Thiên Đồng |
Tân | Cự Môn | Thái Dương | Văn Khúc | Văn Xương |
Nhâm | Thiên Lương | Tử Vi | Tả Phụ | Vũ Khúc |
Quý | Phá Quân | Cự Môn | Thái Âm | Tham Lang |
Thông thường gặp sao Hóa Lộc có thể gọi là “Nhân” và gặp sao Hóa Kỵ là “Quả”, nhưng cũng không phải là tuyệt đối vì “Quả” sẽ phát sinh ra “Nhân”, cần kết hợp tình hình cụ thể của tổ hợp cung và tinh diệu để quyết định.
Ý nghĩ cơ bản của Tứ Hóa:
II. Phi Hóa
(1) Thiên Can Của Cung
Trước tiên ta xem Phú ca định Ngũ Cục như sau:
Giáp, Kỷ chi niên Bính Dần thủ
Ất, Canh chi tuế Mậu Dần đầu
Bính, Tân tiện hướng Canh Dần khởi
Đinh, Nhâm Nhâm Dần thuận hành lưu
Duy hữu Mậu, Quý hà phương khởi
Giáp Dần chi thượng khứ tầm cầu.
Việc xác định Cục của Lá Số Tử Vi dựa vào phương pháp “Ngũ hổ độn”
CAN | Tháng Giêng | Tháng Hai | Tháng Ba |
Giáp – Kỷ | Bính Dần | Đinh Mão | Mậu Thìn |
Ất – Canh | Mậu Dần | Kỷ Mão | Canh Thìn |
Bính – Tân | Canh Dần | Tân Mão | Nhâm Thìn |
Đinh – Nhâm | Nhâm Dần | Quý Mão | Giáp Thìn |
Mậu – Quý | Giáp Dần | Ất Mão | Bính Thìn |
Ví dụ:
Vì vậy, dựa trên cách định Cục mà ta có thể gọi đó là: “Thiên Can Của Cung”.
(2) Phi Hóa
Việc dùng Tứ Hóa trong Thiên Can của Cung được gọi là: “Phi Hóa”.
Tứ Hóa phân ra làm Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa và Hóa Kỵ, thì Phi Hóa cũng được chi ra làm:
Phi Hóa Lộc, Phi Hóa Quyền, Phi Hóa Khoa và Phi Hóa Kỵ
Ví dụ: Thiên Can của cung Mệnh là Nhâm Ngọ, mà can Nhâm:
Vậy thì Phi Hóa sẽ được vận dụng như sau:
(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)